Chuyển đến nội dung chính

HÓA CHẤT SỬ DỤNG CHO BỘT DIP

Hóa chất sử dụng trong sản xuất bột DIP

  1. NaOH

Mục đích:

· Tạo môi trường kiềm, làm mềm bột giấy, phân tán dễ dàng hơn, mực in tách ra khỏi xơ sợi dễ dàng hơn

· Thủy phân và xà phòng hóa các hợp chất có trong mực in làm cho chúng dễ phân tán vào nước.

Tỉ lệ dùng là từ 0.8 – 1.5 % so với bột KTĐ . Chú ý dùng NaOH ở các loại giấy loại khác nhau :

· Đối với giấy thu hồi có nhiều thành phần bột cơ (giấy báo, tạp chí cũ, OCC…) thì dùng ít NaOH : 0.8 – 1 %, pH<9>

· Đối với giấy thu hồi bột hoá hay ít bột cơ ( giấy văn phòng) thì có thể dùng NaOH cao hơn : 1 – 1.5 % , pH = 10 – 11 để tăng sự trương nở của xơ sợi.

  1. Na2SiO3

DD Na2SiO3 được gia vào bột trước khi gia H2O2

Mục đích :

· Vô hiệu hoá các ion KL nên hạn chế phản ứng thuỷ phân H2O2

· Khi thuỷ phân nó tạo ra nhóm OH- tạo môi trường kiềm nên có tác dụng giống như NaOH

Na2SiO3 --à 2 Na+ + OH- + HSiO3-

Tác dụng không mong muốn :

· Khi tác dụng với ion KL tạo muối kết tủa, gây cáo cặn trong đường ống và máy xeo

· Có khả năng tham gia phản ứng với các chất phụ gia khi xeo giấy, làm giảm hiệu quả sử dụng các chất phụ gia này.

Tỉ lệ 0.3 – 0.5 % KTĐ

  1. Chất hoạt động bề mặt

Cấu trúc gồm 2 phần:

· Mạch HC kị nước

· Nhóm chức ( COO-) tan trong nước.

Như vậy chất hoạt động bề mặt có tính chất đặc trưng là vừa tan được trong nước, vừa tan được trong dầu, nó có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của nước, tặng khả năng tạo bọt, tăng khả năng thấm của nước vào khoảng giữa sợi bột và mực in, nên dễ tách mực in hơn.

Tỉ lệ dùng thường là 0.5 % so với bột KTĐ

  1. DTPA hoặc EDTA
    • Dùng để vô hiệu hoá các ion KL (Chelant)
    • Tại một số nước DTPA bị cấm do gây ô nhiễm nguồn nước
    • Các chất này gia vào bột trước khi gia H2O2 với lượng dùng <0.2>
  2. H2O2

Có hai mục đích: khử mực và tẩy trắng bột thu hồi.

· Trong công đoạn khử mực thì nó được cho vào nghiền thuỷ lực.

· Trong công đoạn tẩy trắng thì nó được gia vào tại thiết bị nhào trộn vít xoắn trước khi vào tháp tẩy trắng.


Muốn sử dụng H2O2 hiệu quả cần :

  • Gia NaOH trước để tạo môi trường kiềm, nhiệt độ 40 – 80 oC
  • Trong dung dịch bột luôn có mặt những ion KL như Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ca2+, Mg 2+… các ion này tạo phản ứng phân huỷ H2O2 với vai trò chất xúc tác. Dó đó phải cho vào các chất khử ion KL trước khi cho H2O2 vào dòng bột.

Bài xem nhiều

Keo nhựa thông

* Keo nhựa thông : Là loại keo được sử dụng nhiều nhất và được điều chế từ axit abietic C 19 H 29 COOH (còn gọi là nhựa thông, tùng hương, côlôphan). Nhựa thông là chất rắn kỵ nước (không tan trong nước, nhưng dễ hòa tan trong môi trường hữu cơ như: cồn, xăng, ête,…), do vậy muốn dùng làm chất chống thấm thì nhựa thông phải được chế biến để có thể phân tán thành những hạt thật mịn trong nước và có thể bám lên bề mặt xơ sợi làm cho giấy cũng mang tính kỵ nước. Có hai cách để chế biến keo nhựa thông thành keo chống thấm: - Cách một: Nấu nhựa thông với dung dịch kiềm hoặc xôđa để thực hiện phản ứng xà phòng hóa một số axit nhựa có trong nhựa thông, làm cho nhựa thông trở thành dạng tan trong nước. Keo nhựa thông thu được gọi là keo dạng kiềm hay là keo xà phòng hóa. - Cách hai: Chế biến nhựa thông thành những hạt có kích thước hạt rất nhỏ mà thành phần vẫn là các axit nhựa hầu hết đều chưa bị xà phòng hóa nhưng có thể phân tán trong nước trước khi gia vào dòng bột giấy. Keo nhựa thô...

MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY 1. Bột cơ: 1.1. Định nghĩa: Bột cơ là loại bột giấy được sản xuất bằng phương pháp cơ học, nghĩa là dùng tác dụng cơ học (mài hoặc nghiền) là chính để sản xuất bột giấy. 1.2. Phân loại bột cơ: Tùy theo cách sản xuất mà bột cơ được chia thành các loại chính sau: - Bột gỗ mài (SGW: Stone Groundwood): là loại bột được sản xuất bằng cách cho cây gỗ (khúc gỗ) áp mạnh vào bề mặt tấm đá mài quay liên tục, dưới tác dụng của lực ma sát thì từng lớp sợi sẽ được tách ra và tạo thành bột mài. - Bột gỗ nghiền (RMP: Refined Mechanical Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách cắt cây gỗ thành dăm mảnh nhỏ rồi mới thực hiện quá trình nghiền trong máy nghiền (thường sử dụng máy nghiền đĩa) để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền nhiệt cơ (TMP: Thermo-Mechanical-Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách xông hơi nóng vào dăm mảnh, rồi sau đó mới thực hiện quá trình nghiền dăm mảnh trong máy nghiền đĩa để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền hóa cơ (CRMP: Ch...

Chất trợ bảo lưu

Chất trợ bảo lưu: Các chất độn hóa học cùng với xơ sợi mịn có xu hướng thoát qua lưới cùng với nước trắng trong quá trình hình thành tờ giấy ướt trên lưới máy xeo (do chúng có kích thước nhỏ hơn so với mắt lưới). Vì vậy sự bảo lưu chất độn thấp làm giảm nồng độ chất độn, xơ sợi mịn thoát qua lưới nhiều ảnh hưởng đến tốc độ và công suất vận hành máy xeo, ô nhiễm môi trường nước, … Để nâng cao hiệu quả của quá trình bảo lưu chất độn và xơ sợi mịn trong giấy, người ta sử dụng các chất trợ bảo lưu hóa học, nó rất cần thiết đối với loại giấy dùng nhiều chất độn. Khái niệm về sự bảo lưu, độ bảo lưu và chất trợ bảo lưu: Sự bảo lưu : là sự giữ lại các hạt mịn như: các xơ sợi mịn, các hạt chất độn, các hạt keo chống thấm trên tấm giấy trong qúa trình thoát nước của huyền phù bột khi đi qua bộ phận lưới của máy xeo. Đối với một quá trình xeo giấy, sự bảo lưu tốt hay xấu được biểu thị bằng độ bảo lưu của các hạt mịn trên trong quá trình xeo. Độ bảo lưu : được biểu thị bằng tỷ lệ phần tr...