Chuyển đến nội dung chính

Máy nghiền tang trống

Chức năng:


Máy nghiền tang trống là thiết bị đầu tiên của quá trình xử lý bột DIP, nó có tác dụng đánh tơi, đập dập giấy loại thành dạng bột. Đồng thời loại được các tạp chất như nilon và những thứ không phải là xơ sợi.



Máy nghiền tang trống thực tế
Cấu tạo :

Máy nghiền tang trống có 2 vùng : nghiền và sàng. Trong đó chiều dài vùng nghiền bằng 2/3 chiều dài tang trống. Chiều dài có thể lên đến 30 m, đường kính từ 2.5 - 4 m.

Các nguyên liệu như giấy vụn, giấy loại, bột bành, hóa chất khử mực được cho vào vùng nghiền. Sau đó nước trắng và hơi nóng được gia vào làm mềm nguyên liệu tạo điều kiện cho quá trình nghiền giấy loại thành bột tốt hơn.

Nguyên tắc hoạt động:

Vùng nghiền: dưới tác động quay xung quanh trục của trống thì giấy loại sẽ rớt tự do từ trên điềm cao xuống điểm thấp (xem hình) . Do đó tạo ra lực va đập kèm theo chất hóa học và hơi nước làm cho giấy tạo thành dung dịch bột dễ dàng. Nồng độ nghiền 14 - 20 %

Sau đó dung dịch bột này qua vùng sàng để tách loại các tạp chất kích thước rất lớn như nilon, cao su, kim loại... Bột sạch sau sàng được hòa loãng với nước trắng đến nồng độ 3-5 % trước khi qua lọc nồng độ cao.

Cấu tạo bên trong của vùng nghiền



Ưu điểm

  • Thể tích thiết bị lớn do đó thời gian lưu của nguyên liệu lâu hơn,thuận lợi cho quá trình thẩm thấu của nước và hóa chất
  • Có thể vận hành liên tục,trong khi đó các thiết bị nghiền thuỷ lực trục đứng chỉ có thể vận hành một cách gián đoạn. Nên nghiền tang trống có năng suất cao hơn.

Nhược điểm:

  • Chiếm nhiều diện tích , việc vận chuyển và lắp ráp khó khăn
  • Năng lượng tiêu tốn nhiều
  • Hiệu quả đánh tơi rất kém,do đó tổn thất xơ sợi rất lớn.
  • Tạo ra bột có tính chất không đồng đều

Các thông số tham khảo:

- Đường kính : 2,5 - 4 m

- Chiều dài: 19 m

- Năng suất: 250 tấn/ngày

- Nồng độ nghiền: 14-20 %

- Nồng độ bột sau nghiền: 3 - 5 %

- Nhiệt độ nước trắng: 75-90 độ C (nước trắng + hơi nóng)

- Nhiệt độ nghiền : 50 – 600C.

- Công suất động cơ : 280 KW

- Tốc độ quay : 14 v/ph

- Kích thướt lỗ sàng: 6 - 9 mm

Hóa chất:

+) NaOH : 0.8 – 1 %.

+) Na2SiO3 : 1.5%.

+) EDTA / DTPA : 0.05%.

+) chất khử mực.

+) H2O2 : 2%.

Bài xem nhiều

Keo nhựa thông

* Keo nhựa thông : Là loại keo được sử dụng nhiều nhất và được điều chế từ axit abietic C 19 H 29 COOH (còn gọi là nhựa thông, tùng hương, côlôphan). Nhựa thông là chất rắn kỵ nước (không tan trong nước, nhưng dễ hòa tan trong môi trường hữu cơ như: cồn, xăng, ête,…), do vậy muốn dùng làm chất chống thấm thì nhựa thông phải được chế biến để có thể phân tán thành những hạt thật mịn trong nước và có thể bám lên bề mặt xơ sợi làm cho giấy cũng mang tính kỵ nước. Có hai cách để chế biến keo nhựa thông thành keo chống thấm: - Cách một: Nấu nhựa thông với dung dịch kiềm hoặc xôđa để thực hiện phản ứng xà phòng hóa một số axit nhựa có trong nhựa thông, làm cho nhựa thông trở thành dạng tan trong nước. Keo nhựa thông thu được gọi là keo dạng kiềm hay là keo xà phòng hóa. - Cách hai: Chế biến nhựa thông thành những hạt có kích thước hạt rất nhỏ mà thành phần vẫn là các axit nhựa hầu hết đều chưa bị xà phòng hóa nhưng có thể phân tán trong nước trước khi gia vào dòng bột giấy. Keo nhựa thô...

MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY 1. Bột cơ: 1.1. Định nghĩa: Bột cơ là loại bột giấy được sản xuất bằng phương pháp cơ học, nghĩa là dùng tác dụng cơ học (mài hoặc nghiền) là chính để sản xuất bột giấy. 1.2. Phân loại bột cơ: Tùy theo cách sản xuất mà bột cơ được chia thành các loại chính sau: - Bột gỗ mài (SGW: Stone Groundwood): là loại bột được sản xuất bằng cách cho cây gỗ (khúc gỗ) áp mạnh vào bề mặt tấm đá mài quay liên tục, dưới tác dụng của lực ma sát thì từng lớp sợi sẽ được tách ra và tạo thành bột mài. - Bột gỗ nghiền (RMP: Refined Mechanical Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách cắt cây gỗ thành dăm mảnh nhỏ rồi mới thực hiện quá trình nghiền trong máy nghiền (thường sử dụng máy nghiền đĩa) để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền nhiệt cơ (TMP: Thermo-Mechanical-Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách xông hơi nóng vào dăm mảnh, rồi sau đó mới thực hiện quá trình nghiền dăm mảnh trong máy nghiền đĩa để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền hóa cơ (CRMP: Ch...

Chất trợ bảo lưu

Chất trợ bảo lưu: Các chất độn hóa học cùng với xơ sợi mịn có xu hướng thoát qua lưới cùng với nước trắng trong quá trình hình thành tờ giấy ướt trên lưới máy xeo (do chúng có kích thước nhỏ hơn so với mắt lưới). Vì vậy sự bảo lưu chất độn thấp làm giảm nồng độ chất độn, xơ sợi mịn thoát qua lưới nhiều ảnh hưởng đến tốc độ và công suất vận hành máy xeo, ô nhiễm môi trường nước, … Để nâng cao hiệu quả của quá trình bảo lưu chất độn và xơ sợi mịn trong giấy, người ta sử dụng các chất trợ bảo lưu hóa học, nó rất cần thiết đối với loại giấy dùng nhiều chất độn. Khái niệm về sự bảo lưu, độ bảo lưu và chất trợ bảo lưu: Sự bảo lưu : là sự giữ lại các hạt mịn như: các xơ sợi mịn, các hạt chất độn, các hạt keo chống thấm trên tấm giấy trong qúa trình thoát nước của huyền phù bột khi đi qua bộ phận lưới của máy xeo. Đối với một quá trình xeo giấy, sự bảo lưu tốt hay xấu được biểu thị bằng độ bảo lưu của các hạt mịn trên trong quá trình xeo. Độ bảo lưu : được biểu thị bằng tỷ lệ phần tr...