Các hoá chất sử dụng:
Nguyên liệu đưa vào hồ quậy là giấy vụn đã qua in ấn và thu hồi lại nên chứa rất nhiều tạp chất như: mực, băng keo, nilông, nhựa, đá, cát, sắt… Do vậy, trong quá trình này ta phải sử dụng hóa chất để giúp cho việc tách các tạp chất và đánh tơi xơ sợi được thuận lợi hơn.
Nguyên liệu được quậy trong môi trường nước nóng và 4 loại hóa chất chủ yếu: NaOH, H2O2, Na2SiO3, EDTA, chất hoạt động bề mặt.
* NaOH:
- Nồng độ NaOH khoảng 40%, mức dùng 0,28 %
- Công dụng:
· Tạo môi trường kiềm, làm tăng sự trương nở xơ sợi, giúp quá trình phân tách giấy vụ thành xơ sợi dễ dàng hơn, xơ sợi mềm mại hơn.
· Làm yếu các liên kết giữa mực in và sợi bột, mực dễ tách ra khỏi xơ sợi hơn. NaOH sử dụng nhiều dẫn đến bột bị ngả màu vàng. Do giấy báo chiếm tỉ lệ lớn (ONP:OMG=7:3) và chủ yếu là bột cơ nên bột dễ bị vàng khi NaOH dư.
* Na2SiO3:
Là tác nhân phân tán các hạt mực, cản trở sự kết tủa trở lại của các hạt mực lên xơ sợi.
- Nồng độ Na2SiO3 khoảng 100 %, mức dùng: 0,38% (tính trên 2600kg giấy vụn/mẻ, lượng Na2SiO3 là 8 l/ mẻ).
- Công dụng:
· Vô hiệu hoá các ion kim loại, do đó hạn chế phân huỷ H2O2.
· Đệm pH, thuỷ phân và giải phóng
* H2O2:
- Nồng độ H2O2 khoảng 50 %, mức dùng: 0,19%
- Công dụng:
Tác dụng với NaOH tạo môi trường kiềm :
H2O2 + NaOH = Na+ + HOO- + H2O
HOO- sẽ oxi hoá nhóm mang màu của lignin (trong môi trường kiềm) để chống hiện tượng ngả vàng xơ sợi, giúp tẩy trắng xơ sợi.
* EDTA (chất càn hóa): hạn chế sự phân hủy H2O2 dưới tác dụng của các ion kim loại nặng bằng cách tạo phức với các ion kim loại.
* Chất hoạt động bề mặt (chất khử mực):
- Lượng đưa vào: 1,8 l/mẻ
- Công dụng:
· Tạo bọt.
· Phân tán mực vào dung dịch bột.
· Thu nạp: gắn các hạt mực vào bọt khí.
Giải thích tính khử mực của chất hoạt động bề mặt:
- Chất hoạt động bề mặt (CHĐBM) có cấu tạo hai đầu: 1 đầu là mạch hydrocacbon mang tính kị nước, đầu kia là đầu ưa nước.
- Giấy vụn đưa vào có mực in là mực dầu, các CHĐBM làm giảm sức căng bề mặt, tăng khả năng thấm nước vào khoảng giữa xơ sợi và mực in. Lúc này CHĐBM sẽ gắn đầu ưa dầu (kị nước) vào mực bẩn và đầu ưa nước với nước. Do đó tách mực ra khỏi xơ sợi, phân tán trong huyền phù bột và mực bị loại ra khỏi dung dịch bột trong giai đoạn tuyển nổi.
* Nước:
- Lượng nước đưa vào: lần đầu đưa khoảng 13,385m3 nước nóng khoảng 460C để quậy bột ở nồng độ ở 16%. Sau đó thêm 36,515m3 nước ấm để quậy bột ở nồng độ ở 4-5%.
- Công dụng:
· Giúp quá trình tách mực dễ dàng hơn.
· Giấy vụn dễ đánh tan ra hơn.
Lưu ý:
· Không cho nước nóng quá vì có thể gây ra hiện tượng nóng chảy các loại chất hotmelts.
· Thời gian quậy bột: 10 -12 phút
· pH thường là 9,5-10,2.