Chuyển đến nội dung chính

Gia keo chống thấm

Gia keo chống thấm:

* Khái niệm về tính chống thấm của giấy:

Hầu hết các loại giấy (ngoại trừ giấy vệ sinh và một vài loại giấy đặc biệt khác) đều cần mang tính chống thấm nước để chúng không dễ bị phân rã ra khi gặp nước.

Nước thấm được vào tờ giấy chủ yếu do hai hiện tượng:

- Xơ sợi làm giấy mang tính hợp nước

- Nước thấm qua các lỗ nhỏ trên bề mặt vào bên trong tấm giấy.

Vì vậy, bản chất của hiện tượng chống thấm của giấy dựa trên hai nguyên tắc: hoặc là làm cho tờ giấy mang tính kỵ nước; hoặc là lấp kín những lỗ hổng nhỏ trên bề mặt giấy ngăn cản không cho nước thấm vào bên trong.

Để truyền cho giấy tính chống thấm, người ta thường áp dụng hai cách sau:

- Hoặc là dùng những chất có tính kỵ nước như keo nhựa thông, keo AKD (Alkyl Ketene Dimer), keo ASA (......), ... trộn chung với bột giấy trước khi xeo. Phương pháp gia keo như vậy gọi là gia keo nội bộ. Trong phương pháp này, chất kỵ nước khi bám lên bề mặt xơ sợi sẽ làm cho xơ sợi và cả băng giấy cũng mang tính kỵ nước. Tuy nhiên, khả năng kỵ nước nhiều hay ít phụ thuộc vào mức dùng các loại keo này.

- Hoặc là dùng những chất có tính tạo màng như keo tinh bột, keo polyvinylalcol, CMC (Carboxy Methyl Cellulose),... để tráng phủ lên bề mặt tờ giấy. Phương pháp này gọi là gia keo bề mặt. Trong phương pháp này chất tạo màng sẽ lấp kín đa số những lỗ trên bề mặt giấy làm cho nước khó có khả năng thâm nhập vào bên trong tờ giấy. Phương pháp gia keo bề mặt còn có thêm tác dụng tạo cho giấy có tính bền bề mặt, tăng độ bóng bề mặt, thích hợp cho các loại giấy in cao cấp không bị bong xơ bề mặt khi gặp ma sát trong quá trình in.

Đối với một số loại giấy cần có độ bền bề mặt cao như giấy in cao cấp, giấy photocopy, người ta áp dụng cả hai phương pháp gia keo nội bộ và gia keo bề mặt. Mục đich của việc gia keo nội bộ vào bột giấy trước khi gia keo bề mặt cho băng giấy là để làm giảm khả năng keo bề mặt thấm sâu vào bên trong lớp giấy, như vậy sẽ giảm được lượng tiêu thụ chất keo bề mặt, mà vẫn đảm bảo yêu cầu bền bề mặt của tờ giấy.

Tại nhà máy giấy Mỹ Xuân, phương pháp gia keo cho sản xuất bìa carton là gia keo nội bộ vào bột giấy. Các loại keo thường được sử dụng ở đây là keo nhựa thông và keo AKD.

Bài xem nhiều

Keo nhựa thông

* Keo nhựa thông : Là loại keo được sử dụng nhiều nhất và được điều chế từ axit abietic C 19 H 29 COOH (còn gọi là nhựa thông, tùng hương, côlôphan). Nhựa thông là chất rắn kỵ nước (không tan trong nước, nhưng dễ hòa tan trong môi trường hữu cơ như: cồn, xăng, ête,…), do vậy muốn dùng làm chất chống thấm thì nhựa thông phải được chế biến để có thể phân tán thành những hạt thật mịn trong nước và có thể bám lên bề mặt xơ sợi làm cho giấy cũng mang tính kỵ nước. Có hai cách để chế biến keo nhựa thông thành keo chống thấm: - Cách một: Nấu nhựa thông với dung dịch kiềm hoặc xôđa để thực hiện phản ứng xà phòng hóa một số axit nhựa có trong nhựa thông, làm cho nhựa thông trở thành dạng tan trong nước. Keo nhựa thông thu được gọi là keo dạng kiềm hay là keo xà phòng hóa. - Cách hai: Chế biến nhựa thông thành những hạt có kích thước hạt rất nhỏ mà thành phần vẫn là các axit nhựa hầu hết đều chưa bị xà phòng hóa nhưng có thể phân tán trong nước trước khi gia vào dòng bột giấy. Keo nhựa thô...

MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY 1. Bột cơ: 1.1. Định nghĩa: Bột cơ là loại bột giấy được sản xuất bằng phương pháp cơ học, nghĩa là dùng tác dụng cơ học (mài hoặc nghiền) là chính để sản xuất bột giấy. 1.2. Phân loại bột cơ: Tùy theo cách sản xuất mà bột cơ được chia thành các loại chính sau: - Bột gỗ mài (SGW: Stone Groundwood): là loại bột được sản xuất bằng cách cho cây gỗ (khúc gỗ) áp mạnh vào bề mặt tấm đá mài quay liên tục, dưới tác dụng của lực ma sát thì từng lớp sợi sẽ được tách ra và tạo thành bột mài. - Bột gỗ nghiền (RMP: Refined Mechanical Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách cắt cây gỗ thành dăm mảnh nhỏ rồi mới thực hiện quá trình nghiền trong máy nghiền (thường sử dụng máy nghiền đĩa) để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền nhiệt cơ (TMP: Thermo-Mechanical-Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách xông hơi nóng vào dăm mảnh, rồi sau đó mới thực hiện quá trình nghiền dăm mảnh trong máy nghiền đĩa để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền hóa cơ (CRMP: Ch...

Chất trợ bảo lưu

Chất trợ bảo lưu: Các chất độn hóa học cùng với xơ sợi mịn có xu hướng thoát qua lưới cùng với nước trắng trong quá trình hình thành tờ giấy ướt trên lưới máy xeo (do chúng có kích thước nhỏ hơn so với mắt lưới). Vì vậy sự bảo lưu chất độn thấp làm giảm nồng độ chất độn, xơ sợi mịn thoát qua lưới nhiều ảnh hưởng đến tốc độ và công suất vận hành máy xeo, ô nhiễm môi trường nước, … Để nâng cao hiệu quả của quá trình bảo lưu chất độn và xơ sợi mịn trong giấy, người ta sử dụng các chất trợ bảo lưu hóa học, nó rất cần thiết đối với loại giấy dùng nhiều chất độn. Khái niệm về sự bảo lưu, độ bảo lưu và chất trợ bảo lưu: Sự bảo lưu : là sự giữ lại các hạt mịn như: các xơ sợi mịn, các hạt chất độn, các hạt keo chống thấm trên tấm giấy trong qúa trình thoát nước của huyền phù bột khi đi qua bộ phận lưới của máy xeo. Đối với một quá trình xeo giấy, sự bảo lưu tốt hay xấu được biểu thị bằng độ bảo lưu của các hạt mịn trên trong quá trình xeo. Độ bảo lưu : được biểu thị bằng tỷ lệ phần tr...