Chuyển đến nội dung chính

Keo AKD (Alkyl Keten Dimer)

* Keo AKD (Alkyl Keten Dimer): Là loại keo tổng hợp gồm hai phân tử liên kết với nhau. Nó được sử dụng để chống thấm cho giấy trong môi trường kiềm, lượng tiêu hao khoảng 9kg-11 kg cho một tấn giấy carton thành phẩm, và có thể sử dụng cácbonnát để làm chất độn (hiện nhà máy đang sử dụng chất độn là cacbonat canxi (CaCO3) khi sản xuất carton Duplex trắng (WHITE TOP) và TESTLINER 04).

Keo AKD có tác dụng tạo cho bề mặt xơ sợi một lớp ngăn cản sự phân tán dung dịch nước, làm cho giấy có tính chống thấm tốt hơn. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm tăng độ bền, tăng liên kết xơ sợi ướt và tạo độ bóng bề mặt cho xơ sợi.

Nhà máy giấy Mỹ Xuân hiện đang sử dụng loại keo AKD có tên thương phẩm là HERCON TD-15, là một chất chống thấm dạng nhũ tương hoạt động trong môi trường trung tính và kiềm tính một cách hiệu quả. (So với môi trường axit thì giấy được sản xuất trong môi trường trung tính hay kiềm tính thường cho độ dai, độ trắng, độ ổn định cao, cho phép giảm lượng nước thải và mức tiêu thụ điện năng). Nó phản ứng trực tiếp với xơ sợi xenlulô nên cho độ chống thấm cao mà không cần sử dụng phèn.

Đặc tính cơ bản:

Dạng ngoài : chất lỏng màu trắng sữa

Hàm lượng rắn (%) : 15 ± 0.5

Điện tích : cation

Tỷ trọng ở 2500C (kg/l) : 1.00 – 1.03

Độ hòa tan : tan không giới hạn trong nước

pH : 3 – 4.5

Điểm đông cứng : 00C

Kết quả đông cứng : phá thể nhũ tương

Khả năng bắt cháy : không

Độ nhớt ở 250C Brookfield, cps : ≤ 30

Thời hạn sử dụng nếu lưu trữ ở nhiệt độ 230C: khoảng 90 ngày

Cơ chế hoạt động:

Khi pH môi trường đạt trên 7, HERCON TD-15 sẽ phản ứng trực tiếp với nhóm hydroxyl của sợi xenlulô tạo trên bề mặt sợi khả năng chống thấm nước rất cao. Tốc độ phản ứng sẽ tăng theo pH và nhiệt độ sấy giấy. Thông thường có thể điều chỉnh pH tăng trên 7 bằng cách thêm vào một lượng kiềm hòa tan như carbonat natri (Na2CO3) hoặc soda ash (carbonat natri khan thương phẩm) cũng như sử dụng thêm chất độn CaCO3.

HERCON TD-15 có thể hoạt động tốt nhất trong môi trường pH từ 7.5 – 8.5 với tổng lượng kiềm khoảng 100ppm. Phản ưng của HERCON TD-15 với xơ sợi sẽ không hoàn thiện ngay trên dây chuyền nhưng nó sẽ hoàn thiện trong vòng 1 ngày.

Sử dụng:

Liều lượng: Khoảng từ 7 – 15 kg/tấn bột khô tùy theo loại nguyên liệu, chất độn CaCO3 và độ chống thấm mong muốn.

Điểm cho: Cho từ từ HERCON TD-15 (nguyên chất) vào trước bơm pha loãng sau thùng điều tiết (nơi có nồng độ bột giấy đặc) bằng bơm định lượng giúp HERCON TD-15 dễ bám vào xơ sợi tốt hơn. Không nên pha loãng HERCON TD-15 với nước trước khi cho vào vì sẽ xảy ra phản ứng thủy phân làm mất một phần tác dụng chống thấm.

HERCON TD-15 cũng có thể được sử dụng như là một chất chống thấm bề mặt trong ép gia keo bề mặt (size press) hay trên máy cán (calender).

Bảo quản và lưu trữ:

Hiệu quả của HERCON TD-15 sẽ giảm dần nếu thời gian lưu trữ kéo dài hay trong nhiệt độ cao. Vì thế nên lưu trữ trong nhiệt độ càng thấp càng tốt nhưng tránh đông cứng và tránh ánh nắng trực tiếp ngoài trời.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng keo AKD:

- Khi tỷ lệ chất độn tăng thì tiêu tốn nhiều thêm lượng keo AKD vì khi đó tăng thêm diện tích bề mặt mà keo AKD cần phải bao phủ. Để hạn chế điều này, nên gia keo AKD vào dòng bột có nồng độ cao trước khi gia chất độn (nghĩa là gia keo trước khi vào bơm pha loãng) để keo AKD bám vào xơ sợi trước chứ không bám vào chất độn.

- Khi gia thêm tinh bột cation vào bột giấy thì làm tăng hiệu quả chống thấm của keo AKD, vì cation tinh bột sẽ làm tăng sự dính bám của các hạt keo AKD lên bề mặt xơ sợi.

- Độ pH: keo AKD được sử dụng hiệu quả nhất trong khoảng pH = 8 – 9. Do vậy, khi nhà máy sản xuất các sản phẩm bìa carton mà sử dụng keo AKD làm chất chống thấm thì thường sử dụng một lượng nhỏ NaOH vào dòng bột vừa để thúc đẩy phản ứng giữa keo AKD với xơ sợi, vừa để điều chỉnh giá trị pH môi trường về trung tính hoặc kiềm nhẹ. Nếu lượng NaOH sử dụng nhiều mà làm cho độ kiềm tính của dòng bột quá cao (nghĩa là khi nồng độ ion OH- quá cao) thì sẽ làm tăng phản ứng thủy phân của phân tử AKD để tạo thành ketone – không có tính chống thấm. Phản ứng này diễn ra chậm dẫn đến hiện tượng tính chống thấm của giấy bị giảm dần sau khi tấm giấy được sản xuất – còn gọi là hiện tượng hồi keo.

Bài xem nhiều

Keo nhựa thông

* Keo nhựa thông : Là loại keo được sử dụng nhiều nhất và được điều chế từ axit abietic C 19 H 29 COOH (còn gọi là nhựa thông, tùng hương, côlôphan). Nhựa thông là chất rắn kỵ nước (không tan trong nước, nhưng dễ hòa tan trong môi trường hữu cơ như: cồn, xăng, ête,…), do vậy muốn dùng làm chất chống thấm thì nhựa thông phải được chế biến để có thể phân tán thành những hạt thật mịn trong nước và có thể bám lên bề mặt xơ sợi làm cho giấy cũng mang tính kỵ nước. Có hai cách để chế biến keo nhựa thông thành keo chống thấm: - Cách một: Nấu nhựa thông với dung dịch kiềm hoặc xôđa để thực hiện phản ứng xà phòng hóa một số axit nhựa có trong nhựa thông, làm cho nhựa thông trở thành dạng tan trong nước. Keo nhựa thông thu được gọi là keo dạng kiềm hay là keo xà phòng hóa. - Cách hai: Chế biến nhựa thông thành những hạt có kích thước hạt rất nhỏ mà thành phần vẫn là các axit nhựa hầu hết đều chưa bị xà phòng hóa nhưng có thể phân tán trong nước trước khi gia vào dòng bột giấy. Keo nhựa thô...

MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY 1. Bột cơ: 1.1. Định nghĩa: Bột cơ là loại bột giấy được sản xuất bằng phương pháp cơ học, nghĩa là dùng tác dụng cơ học (mài hoặc nghiền) là chính để sản xuất bột giấy. 1.2. Phân loại bột cơ: Tùy theo cách sản xuất mà bột cơ được chia thành các loại chính sau: - Bột gỗ mài (SGW: Stone Groundwood): là loại bột được sản xuất bằng cách cho cây gỗ (khúc gỗ) áp mạnh vào bề mặt tấm đá mài quay liên tục, dưới tác dụng của lực ma sát thì từng lớp sợi sẽ được tách ra và tạo thành bột mài. - Bột gỗ nghiền (RMP: Refined Mechanical Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách cắt cây gỗ thành dăm mảnh nhỏ rồi mới thực hiện quá trình nghiền trong máy nghiền (thường sử dụng máy nghiền đĩa) để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền nhiệt cơ (TMP: Thermo-Mechanical-Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách xông hơi nóng vào dăm mảnh, rồi sau đó mới thực hiện quá trình nghiền dăm mảnh trong máy nghiền đĩa để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền hóa cơ (CRMP: Ch...

Chất trợ bảo lưu

Chất trợ bảo lưu: Các chất độn hóa học cùng với xơ sợi mịn có xu hướng thoát qua lưới cùng với nước trắng trong quá trình hình thành tờ giấy ướt trên lưới máy xeo (do chúng có kích thước nhỏ hơn so với mắt lưới). Vì vậy sự bảo lưu chất độn thấp làm giảm nồng độ chất độn, xơ sợi mịn thoát qua lưới nhiều ảnh hưởng đến tốc độ và công suất vận hành máy xeo, ô nhiễm môi trường nước, … Để nâng cao hiệu quả của quá trình bảo lưu chất độn và xơ sợi mịn trong giấy, người ta sử dụng các chất trợ bảo lưu hóa học, nó rất cần thiết đối với loại giấy dùng nhiều chất độn. Khái niệm về sự bảo lưu, độ bảo lưu và chất trợ bảo lưu: Sự bảo lưu : là sự giữ lại các hạt mịn như: các xơ sợi mịn, các hạt chất độn, các hạt keo chống thấm trên tấm giấy trong qúa trình thoát nước của huyền phù bột khi đi qua bộ phận lưới của máy xeo. Đối với một quá trình xeo giấy, sự bảo lưu tốt hay xấu được biểu thị bằng độ bảo lưu của các hạt mịn trên trong quá trình xeo. Độ bảo lưu : được biểu thị bằng tỷ lệ phần tr...