Chuyển đến nội dung chính

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

1. Lịch sử phát triển:

Giấy được ra đời từ rất sớm. Ngay từ rất xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã biết làm ra những tờ giấy đầu tiên bằng việc đan những lớp mỏng của thân cây lại với nhau. Tuy nhiên bản chất thật sự của sự làm giấy, đó là việc tách những xơ sợi và đan dệt xơ sợi để tạo thành tờ giấy thì chưa có.

Khoảng 100 năm sau Công nguyên, nghệ thuật làm giấy thực sự đầu tiên được xuất hiện ở Trung Quốc. Thời kỳ đó người ta đã biết sử dụng huyền phù của xơ sợi tre nứa hoặc cây dâu tằm, cho lên những tấm phên bằng tre nứa để thoát nước và hình thành tờ giấy ướt, sau đó được phơi nắng để có tờ giấy hoàn thiện.

Vài thế kỷ sau, nghệ thuật làm giấy đã phát triển đến vùng Đông Á (Nhật (610), Việt Nam (thế kỷ VII)) và sau đó đến châu Âu. Nguyên liệu sử dụng chính là sợi bông và giẻ rách. Thế kỷ thứ X, một số nhà máy giấy đã tồn tại ở Tây Ban Nha, Đức, Ý, Pháp…

Những phát minh lớn vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã đánh dấu sự xuất hiện và cung cấp cơ sở cho nền công nghiệp giấy hiện đại. Và thế kỷ XX được xem như là giai đoạn phát triển nhất của ngành công nghiệp giấy với kỹ thuật mới, hiện đại, công nghệ tiên tiến, nhiều giai đoạn sản xuất liên tục, tự động hóa và cơ giới hóa hầu như hoàn toàn, tráng keo trên máy giấy, làm giấy với xơ sợi tổng hợp,… Ngày nay , phương pháp sản xuất giấy đã không ngừng phát triển, ngày càng hiện đại với những máy xeo giấy tốc độ cao đi qua hệ thống ép, dàn sấy, qua dàn cán láng, có bộ điều khiển công nghệ bằng hệ thống tự động QCS (Quality Control System), giấy được cuộn lại thành những cuộn đầu máy và cắt thành những cuộn nhỏ có khổ thích hợp cho mục đích sử dụng. Những máy xeo hiện đại có tốc độ đạt tới 1.000 ÷ 2.000 m/phút, sản xuất ra nhiều mặt hàng phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người (hiện tại trên thế giới có hơn 1.000 loại giấy và carton).

2. Vai trò của giấy và các sản phẩm giấy:

Trong cuộc sống hiện nay, sản phẩm giấy đóng vai trò đặc biệt quan trọng và nó không thể thiếu trong hoạt động xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Nó có mặt trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như: văn hóa, giáo dục, y tế, truyền thông,… Bên cạnh chức năng chính là ghi chép, in ấn, lưu trữ,… ngày nay sản phẩm giấy còn được sử dụng rộng rãi trong việc bao gói, làm vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện,… Và khi nền kinh tế quốc gia càng phát triển, nhu cầu xã hội càng gia tăng thì nhu cầu bao bì từ giấy và nhu cầu về các loại giấy gia dụng sẽ càng gia tăng.

Bài xem nhiều

Keo nhựa thông

* Keo nhựa thông : Là loại keo được sử dụng nhiều nhất và được điều chế từ axit abietic C 19 H 29 COOH (còn gọi là nhựa thông, tùng hương, côlôphan). Nhựa thông là chất rắn kỵ nước (không tan trong nước, nhưng dễ hòa tan trong môi trường hữu cơ như: cồn, xăng, ête,…), do vậy muốn dùng làm chất chống thấm thì nhựa thông phải được chế biến để có thể phân tán thành những hạt thật mịn trong nước và có thể bám lên bề mặt xơ sợi làm cho giấy cũng mang tính kỵ nước. Có hai cách để chế biến keo nhựa thông thành keo chống thấm: - Cách một: Nấu nhựa thông với dung dịch kiềm hoặc xôđa để thực hiện phản ứng xà phòng hóa một số axit nhựa có trong nhựa thông, làm cho nhựa thông trở thành dạng tan trong nước. Keo nhựa thông thu được gọi là keo dạng kiềm hay là keo xà phòng hóa. - Cách hai: Chế biến nhựa thông thành những hạt có kích thước hạt rất nhỏ mà thành phần vẫn là các axit nhựa hầu hết đều chưa bị xà phòng hóa nhưng có thể phân tán trong nước trước khi gia vào dòng bột giấy. Keo nhựa thô...

MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY 1. Bột cơ: 1.1. Định nghĩa: Bột cơ là loại bột giấy được sản xuất bằng phương pháp cơ học, nghĩa là dùng tác dụng cơ học (mài hoặc nghiền) là chính để sản xuất bột giấy. 1.2. Phân loại bột cơ: Tùy theo cách sản xuất mà bột cơ được chia thành các loại chính sau: - Bột gỗ mài (SGW: Stone Groundwood): là loại bột được sản xuất bằng cách cho cây gỗ (khúc gỗ) áp mạnh vào bề mặt tấm đá mài quay liên tục, dưới tác dụng của lực ma sát thì từng lớp sợi sẽ được tách ra và tạo thành bột mài. - Bột gỗ nghiền (RMP: Refined Mechanical Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách cắt cây gỗ thành dăm mảnh nhỏ rồi mới thực hiện quá trình nghiền trong máy nghiền (thường sử dụng máy nghiền đĩa) để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền nhiệt cơ (TMP: Thermo-Mechanical-Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách xông hơi nóng vào dăm mảnh, rồi sau đó mới thực hiện quá trình nghiền dăm mảnh trong máy nghiền đĩa để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền hóa cơ (CRMP: Ch...

Chất trợ bảo lưu

Chất trợ bảo lưu: Các chất độn hóa học cùng với xơ sợi mịn có xu hướng thoát qua lưới cùng với nước trắng trong quá trình hình thành tờ giấy ướt trên lưới máy xeo (do chúng có kích thước nhỏ hơn so với mắt lưới). Vì vậy sự bảo lưu chất độn thấp làm giảm nồng độ chất độn, xơ sợi mịn thoát qua lưới nhiều ảnh hưởng đến tốc độ và công suất vận hành máy xeo, ô nhiễm môi trường nước, … Để nâng cao hiệu quả của quá trình bảo lưu chất độn và xơ sợi mịn trong giấy, người ta sử dụng các chất trợ bảo lưu hóa học, nó rất cần thiết đối với loại giấy dùng nhiều chất độn. Khái niệm về sự bảo lưu, độ bảo lưu và chất trợ bảo lưu: Sự bảo lưu : là sự giữ lại các hạt mịn như: các xơ sợi mịn, các hạt chất độn, các hạt keo chống thấm trên tấm giấy trong qúa trình thoát nước của huyền phù bột khi đi qua bộ phận lưới của máy xeo. Đối với một quá trình xeo giấy, sự bảo lưu tốt hay xấu được biểu thị bằng độ bảo lưu của các hạt mịn trên trong quá trình xeo. Độ bảo lưu : được biểu thị bằng tỷ lệ phần tr...