Chuyển đến nội dung chính

Doanh nghiệp Việt điêu đứng vì Trung Quốc gom mua giấy

Nhiều doanh nghiệp sản xuất bao bì của Việt Nam đang đối mặt với đợt “đói” giấy nguyên liệu do thương lái Trung Quốc ồ ạt mua giấy cuộn
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, so với cùng kỳ năm 2016, tốc độ xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh vượt gấp hơn 9


Doanh nghiệp bao bì “đói” nguyên liệu


Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho biết, tình hình nguyên liệu hiện đang rất căng thẳng, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn.


Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bao bì chủ yếu là các loại giấy nhưng trong hơn một tháng gần đây, giá giấy đã tăng rất mạnh. Trung bình giá giấy nguyên liệu trong nước đã tăng 15 – 20% và dự báo vẫn còn tăng trong thời gian tới.


Đáng lo hơn, giá giấy tăng cao nhưng hàng không có để mua. Anh Nguyễn Long, Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bao bì, chia sẻ:


“Giá hiện đã lên cao nhưng muốn mua cũng không có, nguồn hàng trong nước hiện nay không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp bao bì do có quá ít cơ sở sản xuất giấy phục vụ cho sản xuất bao bì.


Trong khi đó, các nước ASEAN khi nhận được đặt hàng đều không thể đáp ứng vì nhu cầu trong nước họ tăng cao và chính sách hạn chế xuất khẩu để bảo vệ môi trường”. đặt hàng quanh năm, sáu tháng mới ký hợp đồng một lần.


Nhưng gần đây nhà cung cấp nói không có nguyên liệu để bán, có giá nào ký giá đó, hợp đồng có hiệu lực tối đa một tháng”.


Khó khăn đầu vào nguyên liệu không chỉ khiến các doanh nghiệp sản xuất bao bì điêu đứng, mà các doanh nghiệp tiêu thụ cũng chưa biết xoay xở ra sao.


Anh Hoàng Minh,Giám đốc doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, lo lắng: “Cuối năm, nhu cầu sử dụng các chủng Giá giấy tăng mạnh nhưng các doanh nghiệp bao bì không thể tăng giá sản phẩm ở mức đủ bù đắp chi phí vì khách hàng chưa dễ chấp nhận.


Chỉ một lượng rất nhỏ doanh nghiệp tăng được giá, còn lại, đa số doanh nghiệp đang cố gắng chịu lỗ để giữ khách hàng. Trung bình mỗi tấn giấy hiện lỗ khoảng 1 triệu đồng so với cách đây một tháng.


Đại diện công ty Cổ phần bao bì Cửu Long chia sẻ: “Lúc trước chúng tôi chốt giá rất dễ dàng vì loại bao bì, thùng vận chuyển hàng hóa được làm từ giấy cuộn carton ở những doanh nghiệp bánh kẹo là rất lớn.


Tình trạng giá nguyên liệu giấy cuộn carton liên tục thay đổi khiến doanh nghiệp bị động, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm”.







Trung bình mỗi tấn giấy, doanh nghiệp trong nước đang lỗ khoảng 1 triệu đồng so với cách đây một tháng


“Cơn khát” giấy từ Trung Quốc


VPPA cho biết, từ tháng 5/2017, Trung Quốc ngừng cấp hạn ngạch nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất, đóng cửa hàng loạt cơ sở sản xuất giấy để những cơ sở này hoàn thiện các hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn mới được hoạt động trở lại.


Việc này đã làm cho các nhà máy sản xuất giấy làm bao bì ở Trung Quốc thiếu nguyên liệu và thị trường Trung Quốc thiếu giấy làm bao bì trầm trọng. Hậu quả là giá giấy làm bao bì và giá bao bì giấy tăng hàng ngày ở Trung Quốc.


“Do đó, các nhà buôn Trung Quốc đến tất cả các nhà máy sản xuất giấy bao bì lớn nhỏ của Việt Nam đặt mua hết với giá mua cao hơn giá bán trong nước 1,5 – 2 triệu đồng/tấn, dao động 11,5 – 13 triệu đồng/tấn tùy loại, thậm chí còn ứng tiền trả trước nên nhiều nhà máy sản xuất giấy trong nước khó từ chối”, ông Hàn Vinh Quang, Chủ tịch VPPA cho hay.


Trong công văn gửi Bộ Công Thương ngày 28/9 báo cáo tình hình thị trường giấy làm bao bì từ đầu tháng Chín tới nay, VPPA nhận định, từ năm 2018, Trung Quốc ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu giấy phế liệu không được phân loại. Đến cuối năm 2019, Trung Quốc sẽ dần dần ngưng nhập khẩu những chất thải rắn có thể thay thế bằng các sản phẩm và các nguồn trong nước.


Theo các chuyên gia ngành bao bì, những chính sách mới của Trung Quốc trong việc quản lý nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và kiểm soát ô nhiễm càng khiến thị trường rơi vào “khủng hoảng giấy” từ nguyên liệu sản xuất đến thành phẩm giấy cuối cùng.


Hiện tượng này chắc chắn sẽ khiến các nhà máy sản xuất bao bì, giấy carton Việt Nam gặp nhiều khó khăn. “Giá giấy làm bao bì tăng hàng ngày từ đầu tháng đến nay, mức tăng đến nay đã khoảng trên 15% và dự báo vẫn còn tăng”, ông Vinh nhận định.


Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp giấy trong nước, ông Vinh cho biết, VPPA đã kịp thời thông báo tình hình biến động của thị trường giấy làm bao bì tới các hội viên, doanh nghiệp sản xuất giấy cũng như doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy và yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất giấy làm bao bì nghiêm túc thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng (các công ty sản xuất bao bì giấy) về khối lượng và giá cả.


Đồng thời xem xét giảm giá 2 – 5% so với giá bán cho các khách hàng nước ngoài cho các đơn hàng mới của các khách hàng nội địa truyền thống của mình trong một thời hạn nhất định.


Cùng với đó, doanh nghiệp nên đầu tư sản xuất giấy làm bao bì công suất từ 100.000 tấn/năm trở lên với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng trong thời gian tới.


Thoibaokinhdoanh

Bài xem nhiều

Keo nhựa thông

* Keo nhựa thông : Là loại keo được sử dụng nhiều nhất và được điều chế từ axit abietic C 19 H 29 COOH (còn gọi là nhựa thông, tùng hương, côlôphan). Nhựa thông là chất rắn kỵ nước (không tan trong nước, nhưng dễ hòa tan trong môi trường hữu cơ như: cồn, xăng, ête,…), do vậy muốn dùng làm chất chống thấm thì nhựa thông phải được chế biến để có thể phân tán thành những hạt thật mịn trong nước và có thể bám lên bề mặt xơ sợi làm cho giấy cũng mang tính kỵ nước. Có hai cách để chế biến keo nhựa thông thành keo chống thấm: - Cách một: Nấu nhựa thông với dung dịch kiềm hoặc xôđa để thực hiện phản ứng xà phòng hóa một số axit nhựa có trong nhựa thông, làm cho nhựa thông trở thành dạng tan trong nước. Keo nhựa thông thu được gọi là keo dạng kiềm hay là keo xà phòng hóa. - Cách hai: Chế biến nhựa thông thành những hạt có kích thước hạt rất nhỏ mà thành phần vẫn là các axit nhựa hầu hết đều chưa bị xà phòng hóa nhưng có thể phân tán trong nước trước khi gia vào dòng bột giấy. Keo nhựa thô...

MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY 1. Bột cơ: 1.1. Định nghĩa: Bột cơ là loại bột giấy được sản xuất bằng phương pháp cơ học, nghĩa là dùng tác dụng cơ học (mài hoặc nghiền) là chính để sản xuất bột giấy. 1.2. Phân loại bột cơ: Tùy theo cách sản xuất mà bột cơ được chia thành các loại chính sau: - Bột gỗ mài (SGW: Stone Groundwood): là loại bột được sản xuất bằng cách cho cây gỗ (khúc gỗ) áp mạnh vào bề mặt tấm đá mài quay liên tục, dưới tác dụng của lực ma sát thì từng lớp sợi sẽ được tách ra và tạo thành bột mài. - Bột gỗ nghiền (RMP: Refined Mechanical Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách cắt cây gỗ thành dăm mảnh nhỏ rồi mới thực hiện quá trình nghiền trong máy nghiền (thường sử dụng máy nghiền đĩa) để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền nhiệt cơ (TMP: Thermo-Mechanical-Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách xông hơi nóng vào dăm mảnh, rồi sau đó mới thực hiện quá trình nghiền dăm mảnh trong máy nghiền đĩa để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền hóa cơ (CRMP: Ch...

Chất trợ bảo lưu

Chất trợ bảo lưu: Các chất độn hóa học cùng với xơ sợi mịn có xu hướng thoát qua lưới cùng với nước trắng trong quá trình hình thành tờ giấy ướt trên lưới máy xeo (do chúng có kích thước nhỏ hơn so với mắt lưới). Vì vậy sự bảo lưu chất độn thấp làm giảm nồng độ chất độn, xơ sợi mịn thoát qua lưới nhiều ảnh hưởng đến tốc độ và công suất vận hành máy xeo, ô nhiễm môi trường nước, … Để nâng cao hiệu quả của quá trình bảo lưu chất độn và xơ sợi mịn trong giấy, người ta sử dụng các chất trợ bảo lưu hóa học, nó rất cần thiết đối với loại giấy dùng nhiều chất độn. Khái niệm về sự bảo lưu, độ bảo lưu và chất trợ bảo lưu: Sự bảo lưu : là sự giữ lại các hạt mịn như: các xơ sợi mịn, các hạt chất độn, các hạt keo chống thấm trên tấm giấy trong qúa trình thoát nước của huyền phù bột khi đi qua bộ phận lưới của máy xeo. Đối với một quá trình xeo giấy, sự bảo lưu tốt hay xấu được biểu thị bằng độ bảo lưu của các hạt mịn trên trong quá trình xeo. Độ bảo lưu : được biểu thị bằng tỷ lệ phần tr...