Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2007

MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI BỘT GIẤY 1. Bột cơ: 1.1. Định nghĩa: Bột cơ là loại bột giấy được sản xuất bằng phương pháp cơ học, nghĩa là dùng tác dụng cơ học (mài hoặc nghiền) là chính để sản xuất bột giấy. 1.2. Phân loại bột cơ: Tùy theo cách sản xuất mà bột cơ được chia thành các loại chính sau: - Bột gỗ mài (SGW: Stone Groundwood): là loại bột được sản xuất bằng cách cho cây gỗ (khúc gỗ) áp mạnh vào bề mặt tấm đá mài quay liên tục, dưới tác dụng của lực ma sát thì từng lớp sợi sẽ được tách ra và tạo thành bột mài. - Bột gỗ nghiền (RMP: Refined Mechanical Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách cắt cây gỗ thành dăm mảnh nhỏ rồi mới thực hiện quá trình nghiền trong máy nghiền (thường sử dụng máy nghiền đĩa) để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền nhiệt cơ (TMP: Thermo-Mechanical-Pulp): là loại bột được sản xuất bằng cách xông hơi nóng vào dăm mảnh, rồi sau đó mới thực hiện quá trình nghiền dăm mảnh trong máy nghiền đĩa để tạo thành bột giấy. - Bột nghiền hóa cơ (CRMP: Ch...

Tính chất bìa carton

Tính chất bìa carton: Tính chất quan trọng nhất đối với phần lớn các loại bìa carton là độ cứng (hay còn được hiểu là độ kháng bẻ cong). Thông thường, bìa carton sản xuất ra thường được kiểm tra các chỉ tiêu sau: a- Các chỉ tiêu kỹ thuật: · Định lượng (g/m 2 ) : là khối lượng của một mét vuông giấy hoặc carton. Đơn vị của định lượng là g/m 2 . · Độ dầy (µm) : là chiều dầy của tờ bìa carton, có thể xác định bằng cách đo độ dầy từng tờ hoặc đo độ dầy của từng tập rồi lấy giá trị trung bình, kết quả tính bằng micromet (µm). Độ dầy là một đặc tính quan trọng ảnh hưởng tới độ cứng của bìa carton. · Độ chịu bục (Độ bền thủng) (kPa, kgf/cm 2 ) : là áp lực lớn nhất làm tờ giấy bị bục ra (khả năng chống lại lực tác dụng vuông góc với mẫu giấy làm mẫu giấy bị bục ra). Đơn vị tính là kPa hay kgf/cm 2 . · Độ cứng (mN) : là lực cần thiết để uốn mẫu thử đã được kẹp chặt một đầu qua một góc uốn xác định (7,5 0 hoặc 15 0 ). Đơn vị tính là miliniutơn (mN). Độ cứng phụ thuộc độ xốp hay ...

Định nghĩa giấy, bột giấy, bìa carton:

3. Định nghĩa giấy, bột giấy, bìa carton: a- Giấy: Giấy là một sản phẩm của xơ sợi xenlulô có dạng tấm, trong đó sợi và các phần sợi được liên kết với nhau tạo mạng không gian ba chiều. Trong quá trình tạo thành tờ giấy (xeo giấy), các xơ sợi được tiếp xúc với nhau. - ở giai đoạn ép và sấy, làm hình thành các liên kết và từ đó cung cấp những tính chất cơ lý cho băng giấy. Độ bền cơ lý của băng giấy sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và cường lực của các liên kết tạo thành. b- Bột giấy: Bột giấy là nguồn nguyên liệu có tính chất sợi dùng để làm giấy. Bột giấy thường có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên, người ta cũng có thể làm những loại giấy đặc biệt từ các loại sợi động vật, sợi vô cơ hay sợi tổng hợp. c- Bìa carton: Về cấu trúc và thành phần thì bìa carton và giấy tương đương nhau. Sự khác biệt rõ nhất giữa hai nhóm sản phẩm này là bề dầy. Giấy bìa carton có thể được định nghĩa một cách khái quát là loại giấy dầy và cứng, thường có định lượng khoảng từ 120g/m 2 trở lê...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

1. Lịch sử phát triển: Giấy được ra đời từ rất sớm. Ngay từ rất xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã biết làm ra những tờ giấy đầu tiên bằng việc đan những lớp mỏng của thân cây lại với nhau. Tuy nhiên bản chất thật sự của sự làm giấy, đó là việc tách những xơ sợi và đan dệt xơ sợi để tạo thành tờ giấy thì chưa có. Khoảng 100 năm sau Công nguyên, nghệ thuật làm giấy thực sự đầu tiên được xuất hiện ở Trung Quốc. Thời kỳ đó người ta đã biết sử dụng huyền phù của xơ sợi tre nứa hoặc cây dâu tằm, cho lên những tấm phên bằng tre nứa để thoát nước và hình thành tờ giấy ướt, sau đó được phơi nắng để có tờ giấy hoàn thiện. Vài thế kỷ sau, nghệ thuật làm giấy đã phát triển đến vùng Đông Á (Nhật (610), Việt Nam (thế kỷ VII)) và sau đó đến châu Âu. Nguyên liệu sử dụng chính là sợi bông và giẻ rách. Thế kỷ thứ X, một số nhà máy giấy đã tồn tại ở Tây Ban Nha, Đức, Ý, Pháp… Những phát minh lớn vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã đánh dấu sự xuất hiện và cung cấp cơ sở cho nền công nghiệp giấy h...

Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu định lượng của bìa carton

I. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ: - Dao cắt mẫu. - Khuôn cắt mẫu. - Cân: Có độ chính xác trong khoảng 0,5% và độ nhạy ± 0,2%. II. CHUẨN BỊ MẪU THỬ: Dùng dao hoặc khuôn cắt mẫu thử có kích thước 250 mm x 500 mm.. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Xác định diện tích của từng mẫu thử theo các kích thước đã đo chính xác tới 0,5 mm. Cân khối lượng của từng mẫu thử, lấy chính xác tới 3 chữ số có nghĩa. IV. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ: Định lượng của mẫu thử được tính bằng g/m 2 theo công thức sau: g = 10.000 x m/A Trong đó: m: là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam; A: là diện tích của mẫu thử, tính bằng cm 2 . V. BẢO QUẢN: Sau khi cân, đo xong, phải vệ sinh thiết bị sạch sẽ, đảm bảo khuôn cắt và cân luôn khô ráo.

Thiết bị nấu liên tục

Thiết bị nấu liên tục Trong số các thiết bị nấu liên tục thì hệ thống Kamyr được lắp đặt sớm nhất (1950) và nhiều nhất trên thế giới. Tháp nấu bột là một khối hình trụ đứng có đường kính giảm dần từ đáy lên đỉnh, cao khoảng 60-70 m, công suất khoảng 1.000 tấn bột/ngày, có thiết bị tuần hoàn dịch ở bên ngoài. Dăm gỗ sau khi sàng chọn đi qua khoang khoá khí (Air Lock) có tác dụng ngăn không cho không khí lọt vào hệ thống nầu, rồi vào thùng chứa (Chip Bin) có tác dụng tích trữ dăm trước khi đưa vào tháp nấu, sau đó đến thiết bị đo (Chip Meter) để đong lưu lượng dăm, tiếp đó qua khoang nạp liệu áp lực thấp (Low Pressure Feeder), tiếp tục dăm được vít xoắn đưa vào ống xông hơi (Steaming Vessel). Tại đây dăm được xông hơi áp suất 15 psig (phần lớn hơi này được xả từ dịch dư) để đẩy không khí và khí ngưng tụ ra khỏi dăm mảnh, làm cho sự thẩm thấu nước và hoá chất vào dăm ở các giai đoạn sau dễ dàng hơn. Sau đó dăm rơi vào bể tách sạn (Tramp Material Seperator). Tại đây dăm được rửa b...

Thiết bị nấu gián đoạn

Tháp nấu bột đứng, cố định thường có thể tích 200-265 m3, sản xuất được khoảng 19 tấn bột một mẻ (tháp nấu lớn hơn cho năng suất bột cao hơn nhưng phải tăng chiều dày thành nồi, nồi sẽ rất nặng và xử lý an toàn phức tạp hơn). Tháp nấu thường được sản xuất bằng thép cacbon. Khi muốn nấu bột có giai đoạn thuỷ phân sơ bộ thì tháp nấu được chế tạo bằng thép không rỉ. Tháp nấu theo phương pháp sunphit thì bên trong tháp phải lót bằng gạch chịu axit. Dăm gỗ sau khi qua sàng được nạp liệu từ đỉnh tháp. Lượng dịch đen, dịch trắng được tính toán trước theo từng mẻ nấu cũng lần lượt được nạp vào tháp. Dăm cần được nạp cho chặt để tận dụng thể tích nồi và giảm tỷ lệ dịch. Người ta dùng một số biện pháp để đạt được mục đích này như xông hơi trong quá trình nạp liệu, nạp dịch nấu hoặc bơm tuần hoàn dịch nấu đồng thời với việc nạp dăm, xông hơi trực tiếp vào tháp từ dưới lên để lắc chặt dăm. Những biện pháp này cho phép tăng 10-20% lượng dăm nạp vào tháp). Khi tháp đã đầy dăm và dịch...

CÁC LOẠI GIẤY VÀ CÔNG DỤNG

Trong cuộc sống ta sử dụng rất nhiều loại giấy với các tính năng sử dụng khác nhau. Hiện nay về mặt thương mại trên thế giới có trên 1.500 thuật ngữ đã được thống nhất để gọi tên những sản phẩm giấy chủ yếu giao dịch trên thị trường. Liệt kê đầy đủ ra đây là điều chưa cần thiết. Dựa vào mục đích sử dụng ở Việt nam hiện nay, các sản phẩm giấy được chia thành các chủng loại sau: 1. Giấy in báo (Newsprint) - Mục đích sử dụng: dùng để làm giấy in báo và các ấn phẩm in rẻ tiền, ngắn ngày. - Thành phần bột: chủ yếu là bột cơ hoặc bột tái sinh từ giấy in báo hoặc tạp chí cũ có qua công đoạn tẩy mực (bột DIP). - Các chất phụ gia: thường dùng phương pháp xeo axit phèn, nhựa thông. - Tính chất: Độ bền cơ lý không cần cao, tuổi thọ không cần dài, nhưng phải bám mực in, độ đục phải cao và giá thành thấp. Những tính chất này thì bột cơ và DIP có thể đáp ứng, tốt. Để giá thành thấp thì giấy in báo thường được sản xuất trên máy xeo khổ rộng, tốc độ cao. - Định lượng của g...

Chất bền khô

Chất bền khô: Những hóa chất gia vào giấy trong quá trình xeo mà có khả năng làm tăng kiên kết giữa các xơ sợi, nghĩa là tăng độ bền cơ lý của giấy ở trạng thái khô thì được gọi là chất bền khô. Ngoài ra, việc sử dụng chất gia cường khô còn làm tăng độ bảo lưu các hạt mịn và tăng độ thoát nước cho đệm sợi trên lưới. Những chất thường được dùng làm keo bền khô trong sản xuất giấy là: Tinh bột nguyên trạng hoặc tinh bột cation (là loại tinh bột đã được chế biến hóa học để trở thành tinh bột tích điện dương); Chất keo dính có nguồn gốc thực vật; Carboxy Methyl Cellulose (CMC); Một số chất bền khô là polymer tổng hợp. Phân xưởng xeo carton hiện đang sử dụng chất bền khô là tinh bột cation (trong trường hợp gia keo AKD), và đôi khi sử dụng chất bền khô có tên thương phẩm là Raisa bond 7120 (polymer tổng hợp) trong trường hợp độ bục, độ nén vòng và chiều dài đứt của bìa carton sản xuất không đạt chỉ tiêu chất lượng yêu cầu. Việc gia tinh bột cation vào dòng bột làm tăng độ bền theo...

Các hóa chất khác

Các hóa chất khác: Ngoài các hóa chất trên, trong quá trình sản xuất bìa carton còn sử dụng các loại hóa chất khác như: - Chất phá bọt: được cho vào bể nước trắng dung cho việc pha loãng, nó sẽ có tác dụng chống tạo bọt trong dòng bột, giúp cho quá trình xeo giấy trên máy xeo được thực hiện dễ dàng. - Chất tẩy trắng quang học (Chất tăng trắng) : được sử dụng cho sản xuất các loại giấy có độ trắng cao. Ở phân xưởng xeo carton, chất tẩy trắng quang học OBA-Huỳnh quang thường được sử dụng cho sản xuất lớp mặt của carton Duplex trắng (White top). - Natri hydroxit NaOH : được sử dụng với một lượng nhỏ nhằm tạo pH môi trường trung tính hoặc kiềm nhẹ trong trường hợp sử dụng keo AKD làm chất chống thấm. - Axit Clohydric HCl, phèn nhôm : được sử dụng với một lượng nhỏ nhằm tạo môi trường axit (pH khoảng 4.5 đến 5.0) trong trường hợp sử dụng keo Hi-pHase làm chất chống thấm.

Chất màu

Chất màu: Hiện nay có nhiều sản phẩm bìa carton được nhuộm màu để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Phẩm màu là loại chất màu được sử dụng cho quá trình nhuộm màu giấy, chúng là các chất màu hứu cơ tan được trong nước và có khả năng giữ màu tốt. Phân xưởng xeo carton hiện đang sử dụng các loại chất màu thương phẩm: VIOLET (màu tím), BLUE R LIQ (màu xanh), BROWN CB LIQ, BROWN ZB LIQ (màu nâu), YELLOW HAF-Z LIQ, YELLOW R (màu vàng), ORANGE 2GL, ACID ORANGE II (màu da cam), BLACK C-DL LIQ (màu đen). Có nhiều phương pháp để nhuộm màu cho giấy: - Nhuộm màu trong bột giấy (phương pháp nhộm màu nội bộ) - Nhúng băng giấy vào trong dung dịch màu - Nhuộm màu bề mặt (phương pháp tráng màu) Trong đó nhuộm màu trong bột giấy là phương pháp phổ biến nhất và hiện cũng đang được áp dụng để nhuộm màu cho lớp mặt của bìa carton nhiều lớp tại phân xưởng xeo carton. Phẩm màu dưới dạng dung dịch được cấp vào bơm trộn và cho vào bột giấy sau thùng điều tiết trước bơm pha loãng (tại vị trí nga...

Chất trợ bảo lưu

Chất trợ bảo lưu: Các chất độn hóa học cùng với xơ sợi mịn có xu hướng thoát qua lưới cùng với nước trắng trong quá trình hình thành tờ giấy ướt trên lưới máy xeo (do chúng có kích thước nhỏ hơn so với mắt lưới). Vì vậy sự bảo lưu chất độn thấp làm giảm nồng độ chất độn, xơ sợi mịn thoát qua lưới nhiều ảnh hưởng đến tốc độ và công suất vận hành máy xeo, ô nhiễm môi trường nước, … Để nâng cao hiệu quả của quá trình bảo lưu chất độn và xơ sợi mịn trong giấy, người ta sử dụng các chất trợ bảo lưu hóa học, nó rất cần thiết đối với loại giấy dùng nhiều chất độn. Khái niệm về sự bảo lưu, độ bảo lưu và chất trợ bảo lưu: Sự bảo lưu : là sự giữ lại các hạt mịn như: các xơ sợi mịn, các hạt chất độn, các hạt keo chống thấm trên tấm giấy trong qúa trình thoát nước của huyền phù bột khi đi qua bộ phận lưới của máy xeo. Đối với một quá trình xeo giấy, sự bảo lưu tốt hay xấu được biểu thị bằng độ bảo lưu của các hạt mịn trên trong quá trình xeo. Độ bảo lưu : được biểu thị bằng tỷ lệ phần tr...

SO SÁNH CÁC PP XEO

Những ưu điểm của phương pháp xeo trung tính hoặc kiềm so với phương pháp xeo axit: Phương pháp xeo trung tính hoặc kiềm tính là phương pháp xeo trong điều kiện môi trường pH = 6.5 – 8.5 khi sử dụng chất độn là canxi carbonat. Ưu điểm về công nghệ: - Canxi carbonat được sử dụng vừa làm chất độn, vừa làm chất tráng phủ bề mặt của giấy. - Cho phép giảm năng lượng điện tiêu thụ trong khâu nghiền bột (vì giảm được độ nghiền mà vẫn giữ được độ bền của giấy), và tiết kiệm được nhiệt lượng trong khâu sấy giấy (ví có CaCO 3 thì giấy dễ khô hơn). - Làm tăng khả năng thoát nước của dòng bột trên lưới xeo. - Không dùng phèn do vậy giảm được sự tích tụ các ion vô cơ (SO 4 2- , Ca 2+ , Mg 2+ , ... do chất độn hòa tan vào môi trường) trong nước trắng. - Máy xeo, thiết bị phụ trợ ít bị ăn mòn hơn so với phương pháp xeo axit Ưu điểm về chất lượng giấy: - Làm tăng độ bền cơ lý của giấy (vì xơ sợi bền hơn trong môi trường trung tính và môi trường kiềm). - Cho phép tăng tỷ lệ chất ...

Keo AKD (Alkyl Keten Dimer)

* Keo AKD (Alkyl Keten Dimer): Là loại keo tổng hợp gồm hai phân tử liên kết với nhau. Nó được sử dụng để chống thấm cho giấy trong môi trường kiềm, lượng tiêu hao khoảng 9kg-11 kg cho một tấn giấy carton thành phẩm, và có thể sử dụng cácbonnát để làm chất độn (hiện nhà máy đang sử dụng chất độn là cacbonat canxi (CaCO 3 ) khi sản xuất carton Duplex trắng (WHITE TOP) và TESTLINER 04). Keo AKD có tác dụng tạo cho bề mặt xơ sợi một lớp ngăn cản sự phân tán dung dịch nước, làm cho giấy có tính chống thấm tốt hơn. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm tăng độ bền, tăng liên kết xơ sợi ướt và tạo độ bóng bề mặt cho xơ sợi. Nhà máy giấy Mỹ Xuân hiện đang sử dụng loại keo AKD có tên thương phẩm là HERCON TD-15, là một chất chống thấm dạng nhũ tương hoạt động trong môi trường trung tính và kiềm tính một cách hiệu quả. (So với môi trường axit thì giấy được sản xuất trong môi trường trung tính hay kiềm tính thường cho độ dai, độ trắng, độ ổn định cao, cho phép giảm lượng nước thải và mức tiêu t...

Keo nhựa thông

* Keo nhựa thông : Là loại keo được sử dụng nhiều nhất và được điều chế từ axit abietic C 19 H 29 COOH (còn gọi là nhựa thông, tùng hương, côlôphan). Nhựa thông là chất rắn kỵ nước (không tan trong nước, nhưng dễ hòa tan trong môi trường hữu cơ như: cồn, xăng, ête,…), do vậy muốn dùng làm chất chống thấm thì nhựa thông phải được chế biến để có thể phân tán thành những hạt thật mịn trong nước và có thể bám lên bề mặt xơ sợi làm cho giấy cũng mang tính kỵ nước. Có hai cách để chế biến keo nhựa thông thành keo chống thấm: - Cách một: Nấu nhựa thông với dung dịch kiềm hoặc xôđa để thực hiện phản ứng xà phòng hóa một số axit nhựa có trong nhựa thông, làm cho nhựa thông trở thành dạng tan trong nước. Keo nhựa thông thu được gọi là keo dạng kiềm hay là keo xà phòng hóa. - Cách hai: Chế biến nhựa thông thành những hạt có kích thước hạt rất nhỏ mà thành phần vẫn là các axit nhựa hầu hết đều chưa bị xà phòng hóa nhưng có thể phân tán trong nước trước khi gia vào dòng bột giấy. Keo nhựa thô...

Gia keo chống thấm

Gia keo chống thấm: * Khái niệm về tính chống thấm của giấy: Hầu hết các loại giấy (ngoại trừ giấy vệ sinh và một vài loại giấy đặc biệt khác) đều cần mang tính chống thấm nước để chúng không dễ bị phân rã ra khi gặp nước. Nước thấm được vào tờ giấy chủ yếu do hai hiện tượng: - Xơ sợi làm giấy mang tính hợp nước - Nước thấm qua các lỗ nhỏ trên bề mặt vào bên trong tấm giấy. Vì vậy, bản chất của hiện tượng chống thấm của giấy dựa trên hai nguyên tắc: hoặc là làm cho tờ giấy mang tính kỵ nước; hoặc là lấp kín những lỗ hổng nhỏ trên bề mặt giấy ngăn cản không cho nước thấm vào bên trong. Để truyền cho giấy tính chống thấm, người ta thường áp dụng hai cách sau: - Hoặc là dùng những chất có tính kỵ nước như keo nhựa thông, keo AKD (Alkyl Ketene Dimer), keo ASA (......), ... trộn chung với bột giấy trước khi xeo. Phương pháp gia keo như vậy gọi là gia keo nội bộ. Trong phương pháp này, chất kỵ nước khi bám lên bề mặt xơ sợi sẽ làm cho xơ sợi và cả băng gi...

SĐK CHUẨN BỊ BỘT DIP

Click vào hình để xem rỏ hơn Đây là sơ đồ chuẩn bị bột DIP tại nhà máy Mỹ Xuân

SƠ ĐỒ KHỐI BỘT OCC

LỌC NỒNG ĐỘ CAO

L ọc nồng độ cao (HC: high cleaner) Chức năng: Là thiết bị có chức năng tách loại các tạp chất nặng có trong huyền phù bột và có tỉ trọng lớn hơn bột như: định, ghim, sắt, bột thô vón cục, cát lớn... Thiết bị hoạt động ở nồng độ 2-5 % Cấu tạo : Gồm 2 phần chính: phần trên hình trụ, phần dưới hình côn. Ngoài ra còn có khoang chứa bột thải ở dưới được điều khiển bởi 2 van chắn. Thiết bị là một cyclone thân rỗng, phần trên hình trụ, phần dưới hình côn. Phần hình côn để tăng lực ly tâm, tránh tổn thất áp lực, càng xuống dưới đường kính càng nhỏ để tăng khả năng loại trừ các tạp chất nhỏ. Phía dưới thân hình côn có ống dẫn nước rửa tạp chất để thu hồi xơ sợi. Để duy trì áp lực làm việc của thiết bị, các van điều khiển A,B,C hoạt động như sau: A B C Làm việc Mở Mở Đóng Xả đáy Đóng Đóng Mở Nạp đáy Mở Đóng Đóng ...

CÁC HÓA CHẤT SỬ DỤNG

Các hoá chất sử dụng : Nguyên liệu đưa vào hồ quậy là giấy vụn đã qua in ấn và thu hồi lại nên chứa rất nhiều tạp chất như: mực, băng keo, nilông, nhựa, đá, cát, sắt… Do vậy, trong quá trình này ta phải sử dụng hóa chất để giúp cho việc tách các tạp chất và đánh tơi xơ sợi được thuận lợi hơn. Nguyên liệu được quậy trong môi trường nước nóng và 4 loại hóa chất chủ yếu: NaOH, H 2 O 2 , Na 2 SiO 3 , EDTA, chất hoạt động bề mặt. * NaOH: - Nồng độ NaOH khoảng 40%, mức dùng 0,28 % - Công dụng: · Tạo môi trường kiềm, làm tăng sự trương nở xơ sợi, giúp quá trình phân tách giấy vụ thành xơ sợi dễ dàng hơn, xơ sợi mềm mại hơn. · Làm yếu các liên kết giữa mực in và sợi bột, mực dễ tách ra khỏi xơ sợi hơn. NaOH sử dụng nhiều dẫn đến bột bị ngả màu vàng. Do giấy báo chiếm tỉ lệ lớn (ONP:OMG=7:3) và chủ yếu là bột cơ nên bột dễ bị vàng khi NaOH dư. * Na 2 SiO 3 : Là tác nhân phân tán các hạt mực, cản trở sự kết tủa trở lại của các hạt m...